Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao

Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao

Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao

Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao
Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao
THIẾT KẾ THI CÔNG XÂY DỰNG TRỌN GÓI
THI CÔNG VÁCH PANEL, TRẦN PANEL
THI CÔNG LỢP MÁI TÔN
THI CÔNG VÁCH NHÔM KÍNH, CỬA NHÔM KÍNH
THI CÔNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO

Cần lưu ý những gì khi thi công trần thạch cao

     Trần thạch cao đang là loại trần được dùng phổ biến nhất trong việc trang trí trần nhà. Đối với trần thạch cao có một số ưu điểm nổi bật như: trang trí trần nhà, che các khuyết điểm với nhiều kiểu tạo hình ấn tượng. đặc biệt là giải pháp cách âm cách nhiệt tốt nhất cho ngôi nhà… Tuy nhiên việc thi công trần thạch cao không phải là việc làm dễ dàng.

 

 

1. Trần thạch cao  “kị nước”

 

     Trần thạch có ưu điểm là bền đẹp theo thời gian tuy nhiên trần thạch cao khá là sợ nước, vì thế trước khi tiến hành thi công trần thì phải kiểm tra kỹ mái tôn, mái ngói phía trên, để đảm bảo được rằng mái không thể gây ra rò rỉ nước thì mới có thể thi công trần thạch cao.

 

     Nếu ngôi nhà của bạn lợp mái ngói thì phải đảm bảo rằng bạn đã bít tất các vị trí còn hở trên ngói để tránh nước có thể ngấm xuống trần. Nếu việc này làm không cẩn thận thì nước ngấm vào trần sẽ làm trần nhanh hỏng, bị ố vàng và mất thẩm mỹ. Một điều cần lưu ý đó là nếu như trần bị xuống cấp thì dù bạn có làm lại hay bổ sung thêm thì cũng thể mang đến chất lượng như ban đầu được và màu trần sẽ không được đồng đều.

 

2. Rung khung xương trần thạch cao

 

     Khi thi công trần trong các ngôi nhà có mái tôn thì thường khung xương của trần thạch cao được treo lên khung sắt. Do sử dụng khung sắt cho nên khi trời mưa to gió lớn khung rất dễ bị rung, lúc này các mối nối thạch cao sẽ dễ bị nứt, rất xấu. Để tránh trường hợp bị rạn nứt thì trong trường hợp này bạn có thể khắc phục bằng trần thạch cao nổi hoặc không treo khung xương trần thạch cao vào mái tôn nữa.

 

3. Lưu ý trần co lại

 

     Tất cả các loại trần khi sử dụng một thời gian sẽ có thể bị co lại và trần thạch cao cũng vậy. Qua một quá trình sử dụng khá dài thì trần thạch cao sẽ bị co lại và có thể để lại một vài vết nứt xấu xí trên trần nhà. Nếu bạn dùng trần nối thì sẽ không phải lo về hiện tượng này vì trần chìm mới là đối tượng gặp phải rủi ra này. Khi mà bạn thấy có hiện tượng này xảy ra thì bạn cần phải có biện pháp khắc phục ngay từ những vết nứt còn nhỏ này bằng cách dặm và sơn lại, nếu bạn để lâu hơn khi các vết nứt to ra thì lúc đó sẽ rất khó để chữa lành.

 

 

4. Tránh để chuột cắn hỏng trần

 

     Chuột là nỗi lo của mọi nhà vì thế cho nên khi thi công trần thạch cao bạn cần kiểm tra kỹ mái nhà và chắc chắn rằng bạn không để có đường cho chuột đi lại trong trần nữa. Nếu vô tình bạn để lại đường cho lũ chuột đi vào trần thì sẽ tạo nên những âm thanh khó chịu khiến gia đình bạn mất ngủ hoặc làm cho trần bị hỏng nếu cứ để lũ chuột hoành hành.

 

5. Chống nóng và chống ồn

 

     Với tính năng chống nóng và chống ồn vốn có của trần thạch cao thì bạn vẫn nên có biện pháp để việc thực hiện 2 tính năng này tốt hơn. Lưu ý, với các công trình mái tôn thì khi thi công trần không nên quá sát với mái tôn. Việc làm này sẽ tạo nên khoảng trống giữa mái và trần, và việc chống nóng sẽ hiệu quả hơn.

 

Tin tức khác
https://zalo.me/2937025584402378604