Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả

Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả

Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả

Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả
Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả
THIẾT KẾ THI CÔNG XÂY DỰNG TRỌN GÓI
THI CÔNG VÁCH PANEL, TRẦN PANEL
THI CÔNG LỢP MÁI TÔN
THI CÔNG VÁCH NHÔM KÍNH, CỬA NHÔM KÍNH
THI CÔNG TRẦN VÁCH THẠCH CAO

Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả

 

Lưu ý khi thi công trần thạch cao thả

 

     Ngày nay, với những ngôi nhà hiện đại người ta thường sử dụng thạch cao để trang trí trần nhà. Bởi loại vật liệu này có nhiều ưu điểm nổi trội vượt hẳn so với những loại khác cùng chức năng. Một số loại nhiều người thường dùng đó là trần thạch cao thả hay còn gọi là trần thạch cao nổi. Vậy các bạn đã biết cách thi công và những lưu ý khi làm trần thạch cao thả chưa? Nếu bạn quan tâm đến vấn đề này xin mời hãy theo dõi bài viết sau đây nhé!

 

 

Đôi nét về trần thạch cao thả

 

     Trần thạch cao hay còn được gọi là trần thạch cao nổi được sử dụng làm trần nhà nhằm che đi những khuyết điểm về kỹ thuật của các công trình như đường dây điện, ống nước,…Loại trần này chủ yếu được dùng trong những nơi công cộng như trường học, bệnh viện, nhà máy, xí nghiệp,…Nhìn chung những nơi không cần quá chú trọng đến độ thẩm mỹ, chỉ cần che đi những khuyết điểm cơ bản thì sử dụng trần thạch cao thả. Vì loại này dễ tháo lắp khi sửa chữa hơn so với trần thạch cao chìm nên nó mới được ưa chuộng ở những nơi như vậy. 

 

Cấu tạo cơ bản của trần thạch cao thả

 

     ✦ Các thanh chính: Loại trần này có các thanh chính có khả năng chịu lực tốt, chúng được treo lên trần bằng các cụm ty treo và tăng đơ.

     ✦ Thanh phụ: Chúng được liên kết với thanh chính để tạo kiểu dáng của trần nhà dựa theo thiết kế đã đưa ra trước đó.

      Thanh viền tường: Đây là loại thanh được liên kết với tường hoặc vách ngăn giúp trần vừa với kết cấu của ngôi nhà.

     ✦ Tấm trang trí: Các tấm này sẽ được đặt lên hệ thống của thanh chính, thanh phụ, thanh viền để tạo bề mặt trần trang trí.

 

 

Trần thạch cao thả có ưu và nhược điểm gì?

Ưu điểm

 

     Trần thạch cao thả được thiết kế nhẹ giúp giảm trọng lượng cho trần nhà khá hiệu quả. Điều này vô cùng quan trọng đối với những công trình cao tầng có trọng lượng khá lớn. Bên cạnh đó, trần thạch cao thả có khả năng chống ẩm, thoát khí khá tốt. Hơn nữa, nó có khả năng chống thấm dột và không tụ nước trên bề mặt.

 

     Loại trần này còn có ưu điểm ít bị cong viên nhờ vào phần lõi của nó được cấu tạo từ hai lớp sợi thủy tinh song song. Vì thế, trần thạch cao thả có khả năng chịu uốn, chịu nén cao và hạn chế bị tác động của môi trường. Cũng nhờ vào sự kết hợp của thạch cao và sợi thủy tinh nên trần có khả năng chống cháy tương đối tốt.

     

     Mặt khác, trần thạch cao thả có khả năng cách nhiệt, phản xạ ánh sáng tốt. Nhờ vậy giúp không gian ngôi nhà mát mẻ, thoáng đãng hơn khá nhiều. Và loại trần này cũng dễ lắp đặt, dễ sửa chữa hơn so với trần chìm và các loại khác. Để có không gian nhà đẹp các đơn vị thi công cần nắm vững  cách làm trần thạch cao sao cho chuẩn nhất.

 

Nhược điểm

 

      Trần thạch cao thả hạn chế về mẫu mã, hình dáng nên không được những công trình cần độ thẩm mỹ cao ưa chuộng. Nó chỉ phù hợp với những nơi công cộng như bệnh viện, trường hợp, xí nghiệp,…

      Loại này còn có nhược điểm không che giấu được hệ thống thanh xương. Nếu trần bị xô lệch phải cần sửa chữa ngay, nếu để lâu rất dễ bị hỏng toàn bộ và mất thẩm mỹ.

 

 

Những lưu ý khi làm trần thạch cao thả

 

     Khi làm trần thạch cao thả bạn nên hạn chế sử dụng quá nhiều họa tiết và màu sắc vì như vậy không tạo hiệu quả thẩm mỹ cao. Họa tiết quá nhiều tạo nên sự rườm rà, rắc rối tạo cảm giác không gian bị thu hẹp, nhìn vào rất khó chịu. Hơn nữa, với xu hướng như hiện nay các vật liệu được thiết kế đơn giản, tinh tế cũng đã đủ làm nổi bật không gian cho ngôi nhà.

 

     Bạn nên lưu ý chuẩn hóa các bóng đèn và các thiết bị bên trong. Nếu không sau khi thi công xong trần thạch cao thả sẽ rất phải thực hiện vá đục, sửa chữa nhiều lần rất tốn thời gian và công sức.

 

     Bạn nên chọn khung xương trần thạch cao thả đảm bảo chất lượng. Nếu không sẽ rất tốn công sửa chữa nhiều lần, tốn thời gian và tiền bạc. Hơn nữa gây mất thẩm mỹ cho công trình do sự va chạm với các thiết bị kỹ thuật dùng sữa chữa.

 

 

Thi công trần thạch cao thả như thế nào là đúng tiêu chuẩn?

 

     Bước 1: Xác định chiều cao của trần nhà một các chính xác bằng cách sử dụng dụng cụ ống nước nivo, tia laze. Tiếp đến hãy vạch cao độ ở mặt đất dưới khung trần lấy dấu mặt bằng trên vách và cột.

    Bước 2: Hãy dùng búa đinh hoặc khoan để lắp đặt cho khung cố định một chỗ. Sau đó bạn hãy dùng vít hở, đinh bê tông để cố định các thanh viền và khoảng cách giữa các đinh vít không quá 300mm.

     Bước 3: Xác định khoảng cách mỗi điểm treo hệ thống khung xương không nên vượt quá 1200mm.

     Bước 4: Xác định khoảng cách của các thanh chính nhằm phù hợp với hướng các điểm treo trên mái theo khoảng cách đạt tiêu chuẩn.

     Bước 5: Liên kết các thanh phụ với thanh chính lại với nhau, lưu ý đúng với khoảng cách đã định ra trước đó.

     Bước 6: Cuối cùng thực hiện kéo thả lên các ô giữa 2 thanh gồm thanh chính và thanh phụ và hoàn thiện công trình.

 

     Vậy với những thông tin chia sẻ trên đây chúng tôi đã đưa ra những lưu ý khi làm trần thạch cao thả. Hy vọng điều này sẽ giúp ích được phần nào đó để các bạn thi công trần thạch cao cho công trình hiệu quả hơn.

 

Tin tức khác
https://zalo.me/2937025584402378604